Những câu hỏi liên quan
Long123
Xem chi tiết
Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Lâm Gia	Linh
12 tháng 5 2023 lúc 18:42

Mời bạn tham khảo ạ

Nhà em vốn ở nông thôn thế nên trong nhà có nuôi rất nhiều loài vật như chó để giữ nhà, gà để thịt, thêm mấy con dê, con bò để lớn bán lấy tiền trang trải việc học cho chị em chúng em. Năm ngoái nhà nhiều chuột, vậy là mẹ em đi xin về được một chú mèo mướp 2 tháng tuổi, đến nay chú mèo nhỏ nhắn ngày nào đã to lớn, trở thành nỗi khiếp sợ của bọn chuột trong nhà em.

Mèo nhà em khá nhỏ nhắn, nặng tầm 3 kg, nhưng dáng hình chắc khỏe, nhanh nhạy, với bộ lông sọc vằn đen xen lẫn xám ngắn ngủn, mượt mà, phủ khắp từ đầu tới đuôi, sờ vào rất thích tay. Trông nó chẳng khác nào một con hổ thu nhỏ, mà bố em vẫn hay vui miệng gọi nó là "tiểu hổ". Đầu của nó to hơn quả cam sành một chút, trên trán có sọc lông màu đen hình chữ M, đặc trưng cho loài mèo mướp. Đôi tai mềm mỏng, luôn dựng dựng đứng để nghe ngóng tứ phía, chúng chỉ có một lớp lông tơ thưa thớt phủ lên, để lộ ra phần da tai màu nâu, đôi lúc trước ánh sáng ta còn thấy hiện rõ cả các mạch máu màu đỏ chằng chịt trên tai mèo.

Có lẽ đôi mắt của mèo là đẹp đẽ hơn cả, lúc nào cũng thau láo, xanh lè, sáng long lanh như hai hòn bi ve. Phía trên đôi mắt ấy là mấy cọng lông dài, cứng và mảnh, chúng em vẫn gọi là lông mày của mèo. Cái mũi của mèo nhỏ xíu, có màu nâu, chóp mũi hơi hồng, lúc nào cũng ươn ướt, hai bên khóe miệng của nó là bộ ria dài, màu trắng. Có những ngày mùa đông, mèo chui vào bếp tro sưởi ấm, loạng quạng thế nào mà cháy mất cả hai bên ria mép, chỉ còn mấy cọng cụt ngủn, khiến cả nhà em vừa thương lại vừa buồn cười.

Phần thân mèo thuôn dài, chắc nịch như quả bí đao, mèo nhà em không có mỡ mà chủ yếu là cơ bắp vì nó thường xuyên chạy nhảy bắt chuột. Bốn cái chân mèo mướp mềm mại, với bộ móng vuốt sắc nhọn ẩn trong những cái đệm thịt màu hồng, đây là vũ khí lợi hại của chú ta đó. Chú mèo nhà em có một cái đuôi thật dài, thật duyên dáng, cái đuôi ấy cũng có những sọc lông đen xen lẫn màu lông xám trông thật đẹp. Đuôi nó thường cụp xuống và phe phẩy qua lại, chỉ những lúc đòi ăn là cái đuôi ấy lại cong lên, dựng đứng trông rất nịnh bợ.

Mèo nhà em thường đi săn chuột vào mỗi đêm, sáng ra là chú ta đã về và ngủ trên gác bếp, xác của mấy tên chuột phá hoại được xếp gọn gàng giữa sân, tựa như mèo ta đang khoe chiến công vậy. Mèo nhà em rất thích ngủ, nó dành phần lớn thời gian trong ngày để nghỉ ngơi, buổi sáng nó sẽ ra phơi nắng nếu hôm đó trời đẹp, vừa phơi nắng vừa chải lại bộ lông mềm mượt. Mèo ta cũng rất thích làm nũng, mỗi khi em học học bài hay ngồi chơi là nó lại đến quanh quẩn rồi dụi vào người em, ý bảo em vuốt ve, đặc biệt nó rất thích được gãi cằm.

Cũng như nhiều loài vật nuôi khác, mèo là người bạn thân thiết với con người, mèo giúp bắt chuột, khiến không gian ngôi nhà thêm phần nhộn nhịp, vui vẻ. Em rất yêu quý chú mèo mướp nhà em, mong sao chú sẽ mãi khỏe mạnh để chung sống với gia đình em thật lâu. Em hứa sẽ hết lòng yêu thương và chăm sóc cho chú thật tốt.

Bình luận (0)
bruh bruh lmao lmao
12 tháng 5 2023 lúc 20:04

xem sẽ ko

Bình luận (0)
ngọc anh
12 tháng 5 2023 lúc 20:05

Dài vậy✿

Bình luận (0)
Strawberry
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
16 tháng 3 2022 lúc 20:04

Okay bn hiền. Nhớ tik mik nha

Vào hôm sinh nhật vừa rồi, mẹ tặng cho em một chiếc đồng hồ báo thức rất đẹp. Ngay khi nhìn thấy là em đã phải reo lên vì sung sướng.

Chiếc đồng hồ báo thức to như một chiếc bánh bao, có hình vuông giống như hộp quà. Màu sắc chủ đạo là màu hồng của hoa đào - màu mà em yêu thích nhất. Mặt phía trước là mặt chính của đồng hồ, được vẽ một hình tròn lớn màu hồng nhạt hơn vỏ, chiếm gần hết diện tích. Ở trên hình tròn đó, các số từ một đến mười hai được xếp dọc theo viền đường tròn, cách nhau đều tăm tắp. Ở giữa là một hình trái tim nhỏ xíu màu đỏ, làm tâm của hình tròn. Chính nó là gốc của ba chiếc kim đồng hồ. Kim giờ ngắn và to nhất, cũng là kim chạy chậm nhất, cứ một giờ chú mới nhích một số. Kim dài tiếp theo, nhỏ hơn kim giờ một chút là kim phút. Nhanh nhất chính là anh kim giây, dài và thân nhỏ nhất nhưng anh ta chạy thoăn thoắt. Cứ tích tắc tích tắc liên tục.

Phía trên đầu chiếc đồng hồ là hai cái tai tròn xoe. Thực ra, đó chính là nút bấm dùng để hẹn giờ. Mặt phía sau thì có một hộc nhỏ, dùng để lắp pin - nguồn sống của đồng hồ. Bên cạnh đó, có một cái nút nhỏ, có thể xoay vòng tròn. Nó giúp em điều chỉnh các kim của đồng hồ đến giờ mình mong muốn. Thật là tiện lợi.

Em đặt chiếc đồng hồ vào góc đẹp nhất của giá sách. Từ đây, chiếc đồng hồ đáng yêu này sẽ là người bạn đồng hành của em. Em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận, để đồng hồ luôn xinh đẹp như bây giờ.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
16 tháng 3 2022 lúc 20:05

Trong căn phòng của em có rất nhiều đồ đạc có những công dụng khác nhau: chiếc đèn học giúp em học bài mỗi tối để em không bị cận, giá sách giúp em giữ những cuốn sách của mình để không bao giờ bị mất hay lộn xộn… Trong số tất cả, em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức đã đi theo em từ ngày em học lớp Một.

Chiếc đồng hồ ấy là món quà mẹ đã mua tặng cho em nhân ngày em vào lớp Một. Em đặt nó nằm cẩn thận trên chiếc tủ gỗ đầu giường để tiện cho việc thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng. Nhờ có nó mà em chẳng bao giờ dậy muộn nữa. Chiếc đồng hồ được làm bằng nhựa nên rất nhẹ và dễ cầm lên nhưng em luôn rất cẩn thận và nâng niu nó, chẳng mấy khi cầm nó lên mà đùa nghịch cả bởi em vẫn luôn nhớ mẹ nói rằng đồng hồ làm từ nhựa nên cũng dễ vỡ lắm, chỉ cần rơi xuống đất thôi là nó sẽ hỏng hóc ngay.

Chiếc đồng hồ có màu chủ đạo là màu xanh nước biển pha màu xanh da trời khiến em có cảm giác mỗi lần nhìn vào đều rất thoải mái và yên bình bởi màu xanh ấy là màu tượng trưng cho hòa bình mà. Đồng hồ có mặt hình tròn màu trắng rất sáng sủa và được trang trí đơn giản nhưng chính vì thế lại vô cùng dễ nhìn, dễ quan sát. Những con số trên mặt đồng hồ không phải là những chữ số La Mã như chiếc ở dưới phòng khách nhà em mà là những chữ số quen thuộc em vẫn thấy hằng ngày, rất dễ nhìn và nhận biết giờ giấc. Những con số ấy có màu đen đậm nên dù có bị cận nhưng em vẫn nhìn được khá rõ chúng.

Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ bằng kim loại sáng bóng để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Ở gần dưới là phần đựng pin. Chỉ cần tháo nắp ra là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng. Chiếc đồng hồ này chạy bằng pin, mỗi khi hết pin là em lại thay pin cho nó, kim giây, kim giờ, kim phút lại làm việc chăm chỉ như ngày nào.

Kim giờ, kim phút, kim giây được em ví thành những người thân trong gia đình đồng hồ và gọi chúng bằng cái tên vô cùng dí dỏm đáng yêu: kim giây chạy nhanh nhất chính là bé út trong nhà, kim phút chạy nhanh hơn là anh, còn kim giờ - kim chạy chậm nhất chính là bác lớn. Mỗi buổi sớm, cứ đúng 6 giờ là đồng hồ lại vang lên tiếng chuông đánh thức, kéo em tỉnh dậy khỏi giấc mơ say nồng. Em thích âm thanh ấy lắm bởi nó to vừa phải và không quá chói tai. Mỗi cuối tuần, em đều nhờ bố kiểm tra chiếc đồng hồ để xem nó có hỏng hóc gì không để còn cứu chữa kịp thời nữa.

Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn chăm chỉ và nghiêm khắc của em mỗi sớm. Em rất thích chiếc đồng hồ này bởi nó không chỉ giúp em thức giấc đúng giờ mà còn là món quà của mẹ dành tặng cho em nữa. Em sẽ bảo vệ nó cẩn thận để nó không bị hỏng hóc gì.

Bình luận (2)
Nguyễn Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Nguyên
21 tháng 12 2021 lúc 10:32

em lên mạng có mà

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Saki
21 tháng 12 2021 lúc 10:33

chọn 1 trog số bài bn thích đi, bn thsch nhiều bài mà ko bt chọn à. thế cx pk lên đây hỏi. chọn bài dễ hát mà hát

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ác quỷ (trong ngoặc kép)
21 tháng 12 2021 lúc 10:34

chị ong nâu nấu nầu nâu.chị bay đi đâu ddi đâu ông gà trống mới gáy ông mặt trời mới dậy mà trên những cành hoa em đã thấy chị bay hãy hát theo kiểu thất tình=)))))em có hiểu ko?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tô Thanh Hằng
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
3 tháng 10 2021 lúc 13:48

Gia đình tôi gồm có ông, bà, cha mẹ và hai chị em. Nhưng người được gia đình kính trọng và yêu quý nhất vẫn là ông nội.

Ông nội tôi năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Tuy vậy, dáng người ông trông thật khỏe mạnh. Chòm râu dài, trắng trông rất giống chòm râu của Bác Hồ. Mỗi lần ông bê bé Bi trên tay, bé cứ thích vuốt chòm râu của ông hoài. Mái tóc ông đã bạc trắng, nước da ông ngăm đen, nhăn nheo. Gương mặt hiền từ với cái nhìn trìu mến trông ông thật phúc hậu. Mỗi khi ông cười để lộ những chiếc răng trắng thưa thớt. Đôi tai ông dài và to như tai phật. Người ta thường nói: "Ai có đôi tai phật thì sống rất thọ". Không biết câu nói đó có đúng không, nhưng tôi mong đúng như vậy.

Tuy tuổi cao, nhưng bước đi của ông vẫn nhanh nhẹn, tối tối ông đi ngủ sớm và dậy vào lúc năm giờ sáng để tập thể dục dưỡng sinh. Ông tôi rất thích trồng cây. Những loại cây ông trồng luôn nở hoa quanh năm. Cứ mỗi dịp xuân về, cây đâm chồi nảy lộc, hoa nở từng chùm đủ màu sắc sặc sỡ làm cho khu vườn trở nên đẹp đẽ. Khi rảnh rỗi, ông thường kể chuyện cho chúng tôi nghe, mỗi câu chuyện ông kể thường lôi cuốn chúng tôi vào những giấc mơ tuyệt đẹp.

Đối với hàng xóm, ông đối xử rất tốt, khi gia đình ai có chuyện gì ông đều đến hỏi thăm và động viên ân cần, vì vậy mọi người trong khu phố đều rất kính trọng ông.

Tuy dã già, nhưng ông rất thương con quý cháu, cởi mở và hòa thuận với mọi người. Tôi mong ước rằng ông luôn khỏe mạnh để sống lâu và tôi sẽ cố học giỏi để ông vui lòng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thu Hiền
3 tháng 10 2021 lúc 15:14
Gia đình mình gồm 7 người đó là: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị và mình. Ông mình năm nay 78 tuổi,tuy tuổi ông cũng già nhưng ông cũng mua tre về làm cho bà đan thúng, rá. Còn bà mình năm nay 74 tuổi bà cũng tre làm rá cùng ông mình. Bố mình ít hơn mẹ mình 2 tuổi nên bố là 37 tuổi.bố rất yêu thương chị em nhà mình, nhưng mình là đứa con được bố luôn yêu quý và chiều chuộng nhất bố luôn nỗ lực hết sức vì con cái. Mẹ mình năm nay 39 tuổi, mẹ là một người nội trợ tuyệt vời nhất món nào mẹ làm mình cũng rất thích khi nào mình buồn mẹ đều là người mang lại niềm vui và hạnh phúc. Chị mình năm nay là 17 tuổi học trường thpt minh khai, riêng chị mình lại được bố yêu quý kiểu khác vì từ năm lên cấp 2 chị luôn là học sinh giỏi cho đến bây giờ, chị luôn chơi,đùa với mình, khi nào mình có bài tập khó chị lại hướng dẫm cho mình. Còn anh mình năm nay 14 tuổi học trường thcs nghĩa hương, tuy anh rất cục xúc nhung vẫn luôn yêu thương và bảo vệ mình, anh rất ham chơi game ff. Cuối cùng là mình,mình năm nay 10 tuổi học trường tiểu học nghĩa hương,mình là một đúa chuyên gia chọc ghẹo người khác nhung vẫn luôn được yêu quý thế nên mình luôn luôn cố gắng học tập để theo kịp chị để bố có hướng nhìn mới về mình và cũng làm cho cả nhà hạnh phúc hơn. Mình rất yêu quý gia đình mình.mong sao nhà mình luôn luôn hạnh phúc như ngày đầu tiên mình sinh ra đời. Mình luôn yêu quý mọi thành viên trong gia đình
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thu Hiền
3 tháng 10 2021 lúc 15:26
Mình giới thiệu cả gia đình luôn nha coi như bài tham khảo nha
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Chu Hiểu Đang
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
13 tháng 9 2017 lúc 19:26

I Trắc nghiệm: (3điểm)

1 Đọc đoạn văn sau đó trả lời những câu hỏi :

Con kiến và vết nứt

Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về một chú kiến chịu khó kiếm ăn, một lần chú kiến tìm được một chiếc lá lớn và cõng nó ở trên lưng, chiếc lá lớn hơn chú kiến rất nhiều lần nhưng chú kiến vẫn có thể cõng chiếc lá ấy vượt qua cả một quãng đường dài.

Trên đường trở về nhà, chú kiến gặp một vết nứt lớn trên nền bê tông, đây là con đường duy nhất có thể về nhà, nếu không thể vượt qua thì thành quả của cả một ngày lao động vất vả này xem như đổ xuống sông xuống bể. Nhưng chú kiến không hề bỏ cuộc, chú hạ chiếc lá xuống và suy nghĩ về cách giải quyết. Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. Lúc này chú kiến lại vác chiếc lá trên lưng và tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà.

a) Phương thức biêu đạt chính của câu chuyện trên là gì?

b)Tìm thành phần trạng ngữ trong câu chuyện trên?

c) Chi tiết "Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. " có ý nghĩa gì?

II Tự luận (7 điểm)

1 Câu chuyện " Con kiến và vết nứt" trên mang lại cho em bài học gì?

2 Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về lời khuyên nhủ, răng dạy của nhân dân ta thời xưa trong câu ca dao sau:

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bạn tham khảo đề trường mình nha, đây là đề 1 hồi sáng mình vừa thi, mình nhớ man mán như vậy thôi còn đề 2 thì mình không biết.

Chúc bạn thi thật tốt nhé!ok

Bình luận (1)
Shinichi Kudo
13 tháng 9 2017 lúc 18:08

văn j cơ bn, khảo sát ák

Bình luận (1)
lê ngọc trân
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 5 2021 lúc 16:29

Tham khảo nha em:

Ba mẹ, ông bà là những người thân thiết và cùng là những người đáng để chúng ta yêu quý và kính trọng. Họ đã đem lại những niềm vui và chăm sóc cho chúng ta rất nhiều. Nhưng đối với tôi, tôi yêu mẹ nhất.

Mẹ tôi tên là Nguyễn Kim Huỳnh, một cái tên nghe thật giản dị. Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi rồi nhưng trong mắt tôi, mẹ vẫn còn rất trẻ đẹp. Mẹ tôi có dáng người nhỏ nhắn. Vì phải tảo tần làm việc sớm hòm kiếm tiền để nuôi tôi ăn học mà làn da trắng hồng của mẹ đã rám nắng. Hằng đêm mẹ phải thức khuya để tính toán chuyện tiền nong đóng học phí và lo lắng cho tương lai của tôi. Chính vì những điều đó đã làm cho các vết chân chim và quầng thâm trên đôi mắt mẹ ngày càng hiện rõ. Hàng ngày mẹ mặc những bộ quần áo thật giản dị như một chiếc quần tây và một cái áo thun rộng để làm việc được thoải mái hơn.

Mẹ tôi còn là một người rất biết lắng nghe, quan tâm và đối xử rất tử tế với những người xung quanh mình. Đối với những người bạn hay khách hàng của mẹ thì mẹ đối xử rất tử tế, lịch sự, nhã nhặn. Còn đối với tôi, để cho tôi luôn được tốt về mặt đạo đức và chuyên tâm vào học tập, mẹ thường rất nghiêm khắc khi dạy bảo. Mẹ cũng thường xuyên lắng nghe tôi nói và chia sẻ những niềm vui nỗi buồn cùng tôi. Chính vì nhờ những tính cách tốt đẹp ấy mà mẹ luôn được mọi người xung quanh quý mến.

Một ngày kia, khi mẹ trên đường chở tôi đi học về thì trời bỗng mưa rất to mà trên xe chỉ còn mỗi một chiếc áo mưa. Mọi ngày thì trong cặp tôi đều có mang theo áo mưa để phòng hờ vì đã vào mùa mưa. Nhưng hôm ấy, tôi đã vội quên mang theo. Vì thấy trời mưa rất to mà tôi thì lại mang chiếc cặp sách nên mẹ đã nhường chiếc áo mưa ấy cho tôi và bảo tôi phải mặc áo mưa cho kín và nhớ che cả cái cặp để sách vở không bị ướt. Rồi mẹ đội mưa chở tôi về nhà. Tối hôm ấy mẹ đã ngã bệnh, suốt cả đêm người mẹ nóng hừng hực và mẹ ho rất nhiều. Trong lòng tôi cũng dường như chộn rộn theo từng cơn ho của mẹ. Tôi thương mẹ quá! Tôi thấy thật hối hận khi đã quên đi một việc làm cỏn con mà làm cho mẹ phải bệnh nặng. Tôi thật đáng trách biết nhường nào.

Đối với mọi người xung quanh, mẹ tôi trông thật xấu xí nhưng trong mắt tôi, mẹ thật xinh đẹp vì mẹ đã phải lam lũ kiếm tiền mà trở nên như vậy. Tôi yêu mẹ nhiều lắm. Mẹ đã chăm sóc cho tôi rất chu đáo, mẹ luôn quan tâm, ở bên cạnh tôi những khi tôi cần và luôn nhường những thứ tốt đẹp nhất cho tôi. Dù ai có nói gì thì tôi vẫn rất yêu mẹ. Mẹ quả là một người tuyệt vời!

Trên thế giới này không ai có thể sánh bằng mẹ cả. Mẹ là người nuôi nấng chúng ta từ thuở bé cho đến khi trưởng thành. Vì vậy, bổn phận là con, ta hãy yêu thương mẹ thật nhiều, hãy luôn tôn thờ và kính trọng mẹ. Bản thân tôi luôn hứa rằng sẽ không bao giờ làm mẹ buồn, mẹ khóc và tôi sẽ phấn đấu học tập thật giỏi để xứng đáng là người con ngoan hiền của mẹ.

Bình luận (0)
Mac Willer
4 tháng 5 2021 lúc 8:21

mẹ em là phụ nữ, bố em là đàn ông, còn em là phiên bản kết hợp của hai người

Bình luận (0)
nguyễn trần mạnh đoàn
Xem chi tiết
#Rain#
18 tháng 2 2020 lúc 15:51

https://vndoc.com/van-mau-lop-5-ta-nguoi-me-yeu-quy-cua-em/download

Chúc bạn

Hok tốt

King Apollo#

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
18 tháng 2 2020 lúc 15:52

Bài làm :

“Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này.

Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Nhưng hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi.

Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.

Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy.

Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.

Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”.

Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn hoàng anh
18 tháng 2 2020 lúc 15:53

Hình ảnh bà luôn gắn với những câu chuyện cổ tích thuở ấu thơ. Bà là người đã đưa tôi vào những giấc mơ đẹp đẽ, lạ kì.

Bà giờ đã già rồi song vẫn còn hoạt bát và rất mực thương yêu tôi. Mái tóc bà không bạc trắng như tóc bà tiên mà còn điểm cả những sợi đen. Không hiểu sao tôi mãi yêu, mãi nhớ mái tóc ấy, một mái tóc đượm mùi bồ kết, đượm mùi hương thơm mát, giản dị của quê nhà… Tôi vẫn nhó như in những lần nhìn bà gội đầu và được bà gội đầu cho. Bàn tay bà vuốt nhẹ mái tóc tôi sao mà ấm áp.

Tôi muôn mãi được bé bỏng trong vòng tay thương mến của bà. Thòi gian trôi đi nhanh quá, nó khiến cho bàn tay bà trở nên nhăn nheo, yếu dần đi, đôi mắt bà cũng mò dần. Tôi cũng ít được bà gội đầu cho nữa…

Tôi cũng không sao quên được giọng nói ấm áp mà bà dành để nhắc nhở chúng tôi :

Nhà ta tuy không nghèo nhưng các con phải biết tiết kiệm. Các con nên nhớ công các bác nông dân làm ra hạt thóc, hạt gạo, nghe chưa !

Rồi bà cầm chiếc quạt phe phẩy cho chúng tôi và khẽ hát :

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Thế là không biết tự bao giờ, những bài ca dao đã đi vào tâm hồn tôi như một suối nguồn cảm xúc, với biết bao đạo lí làm người.

Năm tôi học lớp 2, có lần bị một bạn trai bắt nạt, tôi vừa chạy về vừa khóc thút thít với bà. Bà vội lấy tay lau nước mắt cho tôi, ôm tôi vào lòng dỗ dành :

Thôi nín đi rồi bà cho kẹo.

Tôi đón lấy chiếc kẹo của bà. Vị ngọt của kẹo dần thấm vào đầu lưỡi. Tôi cũng nhận ra vị ngọt của tình yêu thương đang thấm dần vào trái tim bé nhỏ của tôi…

Giờ không còn được ỏ bên bà nhiều như trước nữa, nhưng hình ảnh bà sẽ mãi in đậm trong tâm trí tôi. Trong từng hành động, từng, suy nghĩ, tôi luôn ghi nhớ những gì mà bà thường dặn dò dạy bảo.

Mỗi khi năm học sắp kết thúc, tôi lại háo hức mong được về với bà, được sống lại bao kí ức tuổi thơ tươi đẹp. Nghĩ đến hình bóng bà cứ mỗi năm một yêu dần đi, sông mũi tôi dương như lại cay cay. Và rồi bất giác, tôi thầm cất lên tiếng gọi :

Bà ơi !…
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Akari Yukino
Xem chi tiết
_ℛℴ✘_
12 tháng 7 2018 lúc 10:23

Võ Thị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.

Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.

Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc
14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế.

Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.

Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này.

Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.

Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to "Việt Minh tiến công" và hướng dẫn người dân giải tán.

Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng.

Vo Thi Sau, nu anh hung huyen thoai vung Dat Do hinh anh 1
Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.
Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy.

Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.

Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.

Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.

Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngày đêm trước khi hy sinh.

Kiên cường đến phút cuối
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.

Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo.

Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước.

Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.

Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Bình luận (0)
thu hien
12 tháng 7 2018 lúc 10:20

Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.

Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, người Việt Nam đã thành lập chính phủ riêng và tuyên bố độc lập, thống nhất, thoát ly khỏi quyền thống trị của thực dân Pháp đã ngót 80 năm; và sau đó tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp để chống lại sự tái lập quyền thống trị của thực dân Pháp như trước kia. Các anh trai của cô, sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ, đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.

Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.[3]Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.[1]

Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, thì vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được.[3] Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.[1][2][4]

Bị bắt và tử hình[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950,[2] tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.

Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu đã thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"

Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặt dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình cô.[4] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.

Theo các lời chứng của các cựu tù Côn Đảo, cô được đưa ra đến Côn Đảo vào chiều ngày 21 tháng 1 năm 1952, và bị giam trong Sở Cò (đối diện với văn phòng giám đốc đảo).

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng, cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947 – 1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).[1]

Những giờ phút cuối[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bị đưa ra Côn Đảo để chuẩn bị xử bắn, trước hôm bị hành hình, cô liên tục hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi biết cô chuẩn bị đưa ra pháp trường, các bạn tù đồng thanh hô vang: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”.[5]

Khi cô bị giải ra nơi hành hình, các bạn tù đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ ca để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa người đồng đội ra pháp trường. Khi linh mục làm lễ rửa tội, cô từ chối và trả lời: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội". Khi vị linh mục nói: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?", cô đã đáp lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Khi đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, cô ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!" Một chuyện khác kể, khi nhóm đao phủ bảo quỳ xuống, cô đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".

Theo đại tá Lê Văn Thiện, một cựu tù Côn Đảo, trong quyển sách "Tình đất đỏ", dẫn lời kể của cựu tù Côn Đảo lâu năm là ông Tám Vàng, quê Trà Vinh, người đã chứng kiến buổi hành hình và tự tay chôn cất Võ Thị Sáu thì khi lính Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Quân Pháp lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt, rồi chị nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn và hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”[5]

Sau khi quân Pháp bắn Võ Thị Sáu, ông Tám Vàng cởi dây trói cho Võ Thị Sáu, mắt cô vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông Tám Vàng đã vuốt mắt cho cô. Và cũng vì nể phục Võ Thị Sáu, nên thay vì lấp đất chôn xác như với những tù nhân khác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến để chôn cất.

Bình luận (0)
Cá Chép Nhỏ
12 tháng 7 2018 lúc 15:26

Võ Thị Sáu quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa, hiện nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mới 12 tuổi, cô đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một cai tổng tên Tòng quan ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp.

Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa cô ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam những người bị án tử hình, cô vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của Tổ quốc. Dù các luật sư biện hộ cho cô đã phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với cô, chúng đã lén lút đem cô đi thủ tiêu. Chuyện vẫn kể rằng, khi nhóm đao phủ bảo cô quỳ xuống, cô đã quát lại bọn chúng với một câu đã đi vào huyền thoại:

Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!

Cô bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo khi chưa đủ 18 tuổi.

Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo.

Ngày 2/9 năm 1994, cô được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bình luận (0)